(Phóng sự phát thanh) Tìm hiểu một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Luật Tài nguyên nước số 28 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023 đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

(Phóng sự phát thanh) Tìm hiểu một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Đồng Sơn là một trong những xã miền núi của TP Hạ Long với gần 3.200 người, trong đó trên 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, 100% người dân ở đây sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ khe suối, giếng khoan. Trước thực trạng này, vừa qua TP đã phê duyệt dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch tập trung ở đây với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: đập tràn lấy nước, khu xử lý và cấp nước sạch, hệ thống tuyến ống đồng bộ… đảm bảo cung cấp nước cho khoảng trên 400 hộ dân, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch lên 3,5%. Chị Lý Thị Hiên- Thôn Tân Ốc 2, xã Đồng Sơn, TP Hạ Long, Quảng Ninh nói:

Theo Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, hiện nay đơn vị đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các nhà máy, hệ thống tuyến ống cung cấp nước sạch cho nhiều khu dân cư trên địa bàn, nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa thực hiện đấu nối để sử dụng, do đó, Ban lãnh đạo Công ty đã chủ động phối hợp với các địa phương họp bàn triển khai nhiều giải pháp, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi thói quen sử dụng nước sạch. Anh Vũ Hoàng Cường- Thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh mong muốn:

Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước năm 2023 với tỷ lệ tán thành là 94,74%. Luật Tài nguyên nước năm 2023, có hiệu lực từ 01/7/2024 với những điểm mới sau;

Thứ nhất là Cấm lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép.

Thứ hai là Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi “sông chết”. Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2023 nêu rõ, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản; bảo vệ, phát triển tài nguyên nước; phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính để hỗ trợ cho hoạt động phục hồi nguồn nước.

Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo điểm 4 Điều 34 Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Thứ 3 là  Chính sách ưu đãi với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa

Thứ 4 là Theo khoản 1 Điều 58 Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thực hiện các giải pháp để sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả

Đây là những điểm mới của Luật Tài nguyên nước năm 2023 được đánh giá là sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hộ dân đang sử dụng nước giếng tự khoan. Hiện nay, theo điểm a khoản 1 Điều 144 Luật Tài nguyên nước năm 2012, hộ gia định khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt thì không phải đăng ký, không phải xin phép.

Theo khoản 1 Điều 54 Luật Tài nguyên 2023, thời hạn sử dụng của một số loại giấy phép khai thác tài nguyên nước đã bị rút ngắn. Cụ thể như sau:

– Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm.

Hiện nay: Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.

– Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm.

Hiện nay: Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Điểm mới nữa là; theo Khoản 2 Điều 54 Luật Tài nguyên nước ghi nhận 11 trường hợp không phải kê khai, đăng ký, không phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:

– Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;

– Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

– Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều 54 Luật Tài nguyên nước;

– Khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật;

– Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối;

– Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động trên biển;

– Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;

– Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;

– Đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan;

– Hoạt động sử dụng mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi;

– Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Điểm mới tiếp theo là So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật mới đã bổ sung thêm các trường hợp tổ chức, cá nhân được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác nước tại Điều 69. Cụ thể như sau:

* Trường hợp khai thác tài nguyên nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

– Khai thác nước biển;

– Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước;

– Khai thác tài nguyên nước cho các mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước.

* Trường hợp miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

– Khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của người dân khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

-Dự án có hạng mục công trình khai thác nước đã được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh theo bảo lãnh Chính phủ;

– Trong thời gian công trình khai thác nước bị hư hỏng do sự cố bất khả kháng không thể tiếp tục khai thác hoặc phải tạm dừng khai thác.

– Trường hợp giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

a) Công trình khai thác nước phải cắt, giảm lượng nước khai thác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 42 của Luật Tài nguyên nước;

b) Khai thác, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước theo quy định tại khoản 5 Điều 59 của Luật Tài nguyên nước;

c) Hồ chứa đã vận hành phải điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của hồ chứa đã được phê duyệt;

d) Khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Luật Tài nguyên nước năm 2023 với 10 chương và 86 điều, đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, và có hiệu lực vào ngày 1/7/2024. Luật đã đánh dấu một bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm chất lượng môi trường sống, quyền tiếp cận nước của người dân, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên nước./.

T/h Thu Hương

(Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông)

Để lại một bình luận