Căn cứ Văn bản số 7334/HĐPH-PBGDPL ngày 19/12/2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương; thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau đây:
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ chú trọng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình, cộng đồng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, tội phạm cố ý gây thương tích và các loại tội phạm khác.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không dân dụng), nhất là quy định về không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu, bia; các quy định mới về xử phạt an toàn giao thông để cảnh báo người tham gia giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Thực hiện nghiêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành theo yêu cầu tại Công điện số 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tại Văn bản số 157/KH-BCĐ389 ngày 20/11/2024; quy định về bảo đảm an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh… Kịp thời đưa tin, bài về những vụ việc bắt giữ, xử lý điển hình và tác hại, nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, môi trường và sức khỏe người tiêu dùng do hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp, từ đó không tham gia, tiếp tay, bao che cho hoạt động buôn lậu, tích cực tố giác đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và các hành vi vi phạm pháp luật khác tới cơ quan, lực lượng chức năng.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến: (1) Các quy định pháp luật về thực hiện chính sách an sinh xã hội trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, nhất là với đối tượng là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội; (2) Các quy định về quản lý, tổ chức lễ hội, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đúng pháp luật; (3) Các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quy định về không tổ chức thăm, chúc Tết, tặng quà lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; quy định đối với cán bộ, công chức trong việc tham dự lễ chùa, lễ hội, không tham gia các hoạt động mê tín, không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công… trái quy định, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương và những điều đảng viên không được làm; (4) Các quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là an toàn trên không gian mạng; (5) Các quy định về phòng chống cháy nổ và quản lý, sử dụng pháo, vật liệu nổ; (6) Các quy định pháp luật khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… trước, trong và sau dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
- Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần đa dạng hóa về hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng lưới truyền thanh cơ sở, phổ biến, giáo dục pháp luật trực quan; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, hòa giải ở cơ sở…, đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, trưởng thôn, khu, người có uy tín trong cộng đồng tham gia phổ biến, vận động, thuyết phục Nhân dân nghiêm túc tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
File đính kèm:
190. UBND. đẩy mạnh một số hoạt động PBGDPL trước, trong và sau tẾT 2025.doc
190. UBND. đẩy mạnh một số hoạt động PBGDPL trước, trong và sau tẾT 2025.pdf
Bài viết lên quan