Với mục đích đánh giá kết quả thực hiện công tác PBGDPL năm 2021, 2022 của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức); kịp thời phát hiệu những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để rút kinh nghiệm; khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới; Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoach số 12/KH-HĐ ngày 21/01/2022 về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 .
NỘI DUNG KIỂM TRA
Đánh giá việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nghị định 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL, Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh về công tác PBGDPL năm 2021, 2022 (mốc thời gian kiểm tra và số liệu báo cáo tính từ 01/01/2021 đến thời điểm kiểm tra, báo cáo). Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Việc ban hành các kế hoạch, đề án, chương trình, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL.
- Việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL tại địa phương, cơ quan, đơn vị:
– Nội dung pháp luật được phổ biến: Thống kê các văn bản pháp luật, nội dung pháp luật đã tuyên truyền, phổ biến; việc phổ biến các văn bản luật được Quốc hội thông qua năm 2021, 2022;
– Các hình thức PBGDPL cụ thể đã triển khai thực hiện (có số liệu cụ thể để minh họa cho từng loại hình thức);
– Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL (PBGDPL cho người dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo, ngư dân, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; cho người lao động trong doanh nghiệp; cho nạn nhân bạo lực gia đình; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…);
– Công tác PBGDPL trong nhà trường;
– Việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” tại địa phương, cơ quan, đơn vị;
– Tình hình thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL;
– Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các ngành thành viên Hội đồng trong công tác PBGDPL.
- Việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tại các huyện, thị xã, thành phố và đội ngũ người làm công tác PBGDPL:
– Công tác chỉ đạo, củng cố, kiện toàn Hội đồng; ban hành quy chế hoạt động, danh sách thành viên Hội đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng theo quy định tại Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL;
– Việc xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm; triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng;
– Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác PBGDPL, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở;
– Việc tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác PBGDPL.
- Việc đầu tư cơ sở, vật chất, kinh phí cho công tác PBGDPL (bao gồm cả kinh phí cho Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện); việc xã hội hóa, huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL; ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
- Việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác tủ sách pháp luật (nếu có);
- Những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác PBGDPL tại địa phương.
- Kết quả triển khai công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở (đối với các địa phương);
- Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đối với các địa phương).
- Công tác kiểm tra; sơ kết, tổng kết; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PBGDPL.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL.
- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL và phát huy vai trò của Hội đồng PHPBGDPL.
ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA
- Đối tượng kiểm tra
– Các sở, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông – Vận tải.
– Hội đồng phối hợp PBGDPL các địa phương: Đầm Hà, Hạ Long, Uông Bí.
- Hình thức kiểm tra:
– Đối với các sở, ngành:
Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo các phòng chuyên môn, cán bộ làm công tác pháp chế, các thành phần khác có liên quan.
– Đối với Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện:
Đoàn kiểm tra làm việc với Lãnh đạo đơn vị, Hội đồng PHPBGDPL cấp huyện, các thành phần khác có liên quan và trực tiếp kiểm tra tại một số xã, phường, thị trấn để khảo sát, nắm tình hình triển khai thực hiện (do đơn vị được kiểm tra bố trí) hoặc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
- Thời gian kiểm tra: Quý III/IV năm 2022.
(Lịch cụ thể do Trưởng Đoàn quyết định và thông báo đến các thành viên của Đoàn và đơn vị, địa phương được kiểm tra).
12_KH-HĐPH. KH kiểm tra Hội đòng PHPBGDPL 2022
Bài viết lên quan