Ngày 11/12, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Tọa đàm chuyên đề về việc xây dựng Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cùng chủ trì.
Ảnh: Quang cảnh Hội thảo
Tham dự tọa đàm còn có đại diện Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Sở Nông nghiệp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân tỉnh; đại diện Phòng Tư pháp và cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch của 3 địa phương (Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên).
Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”. Để tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/9/2024 Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1666/QĐ-BTP về ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL.
Ảnh: đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh
Quảng Ninh phát biểu tại Tọa đàm
Quảng Ninh là một trong 6 địa phương được lựa chọn thí điểm tổ chức triển khai đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo Quyết định số 979/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch, đề ra yêu cầu cụ thể như: Việc xây dựng các Tiêu chí riêng của tỉnh phải bám sát Tiêu chí chung của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Quyết định số 1666/QĐ-BTP ngày 09/9/224, bảo đảm tính khả thi, khả năng lượng hóa trên cơ sở so sánh kết quả dự kiến với kết quả thực tế đạt được trong từng hoạt động PBGDPL. Các tiêu chí riêng phải xác định những nhiệm vụ cơ bản, cần thiết trong quá trình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, tổ chức hoạt động PBGDPL cụ thể (yếu tố đầu vào của hoạt động PBGDPL), gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, những yếu tố đặc thù và điều kiện, tình hình thực tế của từng cơ quan, tổ chức, địa phương. Lượng hóa chất lượng đầu ra của công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và từng hoạt động PBGDPL cụ thể do cơ quan, tổ chức, địa phương thí điểm chủ trì tổ chức…
Ảnh: Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh, Vũ Viết Quỳnh trình bày Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh cũng giao Sở Tư pháp – cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Tại tọa đàm các đơn vị đã tập trung trao đổi, tham gia ý kiến đối với kết quả đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; thực trạng, mức độ bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực và việc xã hội hóa thực hiện các hoạt động PBGDPL; việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả về PBGDPL tại đơn vị, địa phương; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng góp ý vào dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Bộ Tiêu chí thí điểm đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Một số hình ảnh tham luận của các đơn vị tại buổi Tọa đàm
Ảnh: Cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã Đông Xá, huyện Vân Đồn phát biểu tham luận
Ảnh: đồng chí Thiều Văn Thành, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu
Ảnh: Đồng chí Mai Văn Thể, Trung tá, Phó Chủ nhiệm chính trị,
BCH Bộ đội biên phòng tỉnh phát biểu tại Tọa đàm
Ảnh: Trưởng phòng Tư pháp huyện Cô Tô phát biểu tham luận
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, các đơn vị được lựa chọn thí điểm sẽ phải tự đánh giá, quy trình được nêu rõ trong Quyết định số 1666/QĐ-BTP. Các tiêu chí chung là định hướng, là khung để trên cơ sở đó, các Bộ và 6 địa phương được lựa chọn thí điểm, trong đó có Quảng Ninh sẽ cụ thể hóa bằng tiêu chí riêng phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, địa phương. Việc triển khai Đề án nhằm đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác PBGDPL đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ảnh: đồng chí Phan Hồng Nguyên Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
phát biểu kết luận tại buổi Tọa đàm.
Bài viết lên quan