Triển khai thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (sau đây gọi là Nghị định số 178/2024/NĐ-CP), Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (sau đây gọi là Thông tư số 01/2025/TT-BNV), Bộ Tài chính ban hành Công văn số 1767/BTC-TCCB ngày 14/02/2025 hướng dẫn triển khai chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
I. Về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc giải quyết chính sách, chế độ
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây gọi tắt là người lao động) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính do sắp xếp tổ chức bộ máy gồm:
- Tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu Tổ chức của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập khác không thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc giải quyết chính sách, chế độ
a) Ưu tiên giải quyết chính sách, chế độ đối với những người có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu thấp hơn.
b) Chưa xem xét giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng tại khoản 1 Mục này thuộc một trong các trường hợp sau:
– Là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
– Những người đang trong thời gian xem xét ký luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
c ) Không giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng tại khoản 1 Mục này có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
d) Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản trong đó thành lập, quy định tên đơn vị mới, cụ thể:
+ Đối với các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ: Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ;
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ;
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục thuộc Bộ: Quyết định của Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục.
Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.
Sau thời hạn quy định nêu trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.
đ) Thời điểm xét hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc được xác định là thời hạn gửi hồ sơ về cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, cơ quan tham mưu về công tác tài chính theo quy định tại điểm a khoản 5 Mục III Công văn này.
II. Về điều kiện, tiêu chí giải quyết chính sách, chế độ
1. Đối tượng phải nghỉ việc: Tiêu chí đánh giá để xác định các đối tượng phải nghỉ việc như sau:
Không đáp ứng các yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
(Tiêu chí đánh giá cụ thể Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn tại văn bản khác).
2. Đối tượng tự nguyện nghỉ việc: công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu từ đủ 10 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP hoặc từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
(2) Trường hợp nghỉ thôi việc khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Công chức, viên chức giữ chức vụ Lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị còn dôi dư số lượng lãnh đạo, quản lý so với quy định của Đảng, Nhà nước hoặc công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sau khi sắp xếp giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau sắp xếp.
+ Công chức, viên chức, người lao động có 02 trong 03 năm gần nhất xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống (trừ trường hợp có 02 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ).
+ Công chức, viên chức, người lao động trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét hưởng chính sách nghỉ thôi việc có tổng số ngày nghỉ làm việc do ốm đau có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành bằng hoặc cao hơn so ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định lại Luật Bảo hiểm xã hội hoặc mắc các bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
+ Các trường hợp do quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến chưa đạt trình độ, chuyên môn đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, Quản lý, được cơ quan bố trí vị trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
+ Một số điều kiện khác theo đặc thù của đơn vị (nếu có). Giao Thủ trưởng đơn các đơn vị có tổ chức theo hệ thống ngành dọc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các điều kiện đặc thù trong hệ thống các đơn vị làm cơ sở để xác định đối tượng được hưởng chính sách, chế độ.
Trong trường hợp đã rà soát, sắp xếp tất cả các trường hợp nêu trên nhưng vẫn chưa đủ để giảm biên chế công chức, viên chức theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, nếu các cá nhân khác có nguyện vọng, lý do phù hợp và đáp ứng các yêu cầu theo quy định Đảng, Nhà nước thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, viên chức báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo phân cấp xem xét, quyết định.
III. Về hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
a) Về thành phần hồ sơ
(1) Tờ trình cấp có thẩm quyền theo Phụ lục số 02 kèm theo Công văn này.
(2) Danh sách đề nghị hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Phụ lục số 03A, 03B, 03C kèm theo Công văn này.
(3) Biên bản họp tập thể Lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị hoặc văn bản ý kiến của các Lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị về việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với các trường hợp đề nghị hưởng chính sách (bản gốc).
(4) Hồ sơ của từng trường hợp đề nghị hưởng chính sách kèm theo Phiếu thống kê hồ sơ theo Phụ lục số 04 kèm theo Công văn này, cụ thể:
(i) Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức (đối với trường hợp là công chức, viên chức); Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 hoặc hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (đối với trường hợp là người lao động) (bản photo).
(ii) Các quyết định/văn bản về lương và các khoản phụ cấp lương hiện hưởng (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội) (bản photo).
(iii) Sổ BHXH hoặc Bản ghi quá trình đóng BHXH hoặc Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH có dấu và chữ ký của cơ quan BHXH trong thời hạn 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc (bản sao công chứng).
(iv) Đơn xin tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc của công chức, viên chức, người lao động (đối với trường hợp tự nguyện xin nghỉ việc) theo Phụ lục số 05 kèm theo Công văn này (bản gốc).
(v) Ngoài ra, căn cứ theo từng trường hợp cụ thể hồ sơ còn có một hoặc một số (nhưng không giới hạn) giấy tờ sau:
– Các hồ sơ về sức khỏe (bản sao công chứng): Đơn xin nghỉ ốm đau của cá nhân; Văn bản cho nghỉ việc không hưởng lương của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức, người lao động; Giấy chi trả trợ cấp ốm đau của cơ quan BHXH và Bảng kê khai thời gian nghỉ, thời gian được chi trả trợ cấp ốm đau của cá nhân theo Phụ lục số 06 kèm theo Công văn này. Hồ sơ chứng minh thuộc trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
– Các hồ sơ chứng minh thuộc trường hợp do quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến chưa đạt trình độ, chuyên môn đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và Nhà nước nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ (bản photo).
– Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan.
b) Về số lượng hồ sơ
– Thanh tra, các Vụ, Cục thuộc cơ quan Bộ không là đơn vị dự toán độc lập: Hồ sơ được lập thành 03 bộ: 01 bộ hồ sơ gốc gửi về Vụ Tổ chức cán bộ; 02 bộ hồ sơ (phô tô) gửi về Văn phòng Bộ và Cục Kế hoạch – Tài chính.
– Các Cục, Văn phòng thuộc cơ quan Bộ là đơn vị dự toán độc lập: Hồ sơ được lập thành 03 bộ: 01 bộ hồ sơ gốc gửi về Vụ Tổ chức cán bộ; 01 bộ hồ sơ (phô tô) gửi về Cục Kế hoạch – Tài chính; 01 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị.
– Các đơn vị có tổ chức theo hệ thống ngành dọc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ: Giao Thủ trưởng đơn vị quy định số lượng hồ sơ cụ thể tại đơn vị.
File đính kèm:
Bài viết lên quan