Ngày 11/7/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uy đã ban hành Chỉ thị số 35 -CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp trong tình hình mới. Theo đó, để Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội: (1) Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và từng cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong tình hình mới. (2) Quán triệt, triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tư pháp, trọng tâm là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. (3) Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh tại địa phương, đơn vị. (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội đối với công tác tư pháp, nhất là trong xây dựng chính sách pháp luật.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội: (1) Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của công tác tư pháp và hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật, theo pháp luật trong tình hình mới. (2) Quán triệt sâu sắc, triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tư pháp, trọng tâm là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 01/6/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW…. (3) Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp, xác định dây là nhiệm vụ thường xuyên gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh tại địa phương, đơn vị.
2. Đổi mới căn bản, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tình chỉ đạo khẳn trương ban hành Chương trình xây dựng pháp luật của nhiệm kỳ 2021-2026 để triển khai thực hiện trong nửa nhiệm kỳ còn lại đảm bảo chủ động, khoa học, đồng bộ, thống nhất, khả thị, công khai, minh bạch, giải quyết tốt các vấn thiết, cấp bách và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương. Chú trọng đến công tác sơ kết, tổng kết các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trên cơ sở thực tiễn; đề xuất các nội dùng đảm bảo tính khả thì cao, thuận lợi trong quá trình thực hiện, giải quyết dược khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh tham những, tiêu cực, khiếu kiện kéo dài, góp phần kiểm soát quyền lực để phòng, chồng tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng pháp luật, nhất là đối với hoạt động xây dựng chính sách pháp luật, xử lý kịp thời các VBQPPL trái pháp luật.
3. Ðổi mới cơ chế tổ chức thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật. Chú trọng theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng liên quan đến lợi ích thiết yếu của người dân; hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp.
4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp huyện/xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trợ giúp pháp lý, gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 427-KH/TU ngày 20/7/2020 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Chú trọng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội ngay trong quá trình xây dựng dự thảo VBQPPL. Bảo đảm đến năm 2025, trên 8574 Nhân dân trên địa bàn tỉnh, trên 95% người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được PBGDPL thông qua các hình thức phù hợp; 100% đối tượng trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ pháp lý; tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành ở cơ sở hằng năm đạt trên 80%. Đền năm 2030, hoàn thành mục tiêu “thượng tôn Hiến pháp và pháp luật” trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội theo tỉnh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng..
5. Tăng cường quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, nhất là lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp,… Phát t lên các tô chức hành nghề bổ. trợ tư pháp theo hướng phát triển xã hội hóa gắn với tăng cường quản lý nhà nước, cung cấp tốt các dịch vụ pháp lý, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và yêu cầu cải cách tư pháp tại tỉnh Quảng Ninh. Chú trọng công tác thanh tra, kiêm tra, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý dứt điểm các vấn đề phức tạp này sinh trong lĩnh vực bỏ trợ tư pháp, nhất là về công chứng, đầu giá tài sản.
6. Thực hiện tốt công tác pháp chế ngành theo nguyên tắc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, góp phân nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; ố trí, sắp xếp phù hợp, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ pháp chế để phát huy hiệu quả trong tham mưu thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng pháp luật, PBGDPL. Chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trong hoạt động tô tụng; thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các cơ quan tiền hành tố tụng, nhà tạm giữ, trại giam, trại tạm giam về hoạt động trợ giúp pháp lý trong tổ tụng.
7.Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính theo tỉnh thần Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trọng tâm là hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch thuộc Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tần nhìn đến năm 2030” trước năm 2025. Hoàn thành việc xây dựng, cập nhật và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu ngành tư pháp, góp phần hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa ngành Tư pháp. Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về công tác cải cách tư pháp, tập trung vào các nhiệm vụ về xây dựng nền tư pháp, bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chủ động rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp.
8. Phát triển nhân lực tư pháp của tỉnh đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cầu hợp lý. Nâng cao chắt lượng đảo tạo, bồi dưỡng nhân lực tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở, cán bộ pháp chế có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín phục vụ Nhân dân và sự phát triển của tỉnh. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đội ngũ hành nghề lĩnh vực bỏ trợ tư pháp.
9. Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Tư pháp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tư pháp thông qua các quy chế phối hợp; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời khắc phục những khó khăn, hạn chế.
10. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức nghiên cứu, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị
11. Giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị; tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
12. Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.
File đính kèm:
Chỉ thị 35. tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng với tư pháp.doc
Chỉ thị 35. tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng với tư pháp.pdf
Bài viết lên quan