Hỏi: Doanh nghiệp có hành vi xả chất thải ra môi trường có thể bị xử phạt như thế nào?
Đáp:
1. Cơ sở pháp lý xử phạt xả thải chất thải
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP;Cơ sở xác định việc xả thải gây ô nhiễm môi trường :Điều 33 Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
2. Các quy định về hành vi vi phạm và nghiêm cấm xả thải chất thải ra môi trường
Theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân không được làm bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí gây hại, tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:
- Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã phê duyệt; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
- Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
Các yếu tố xác định hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 19/2015/NĐ/CP, cụ thể như sau:+ Đối với hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: Căn cứ vào lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở.+ Đối với hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh: Căn cứ vào số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.
3. Các chế tài xử phạt
3.1 Phạt cảnh cáo
Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản sinh nước thải trong quá trình kinh doanh, dịch vụ mà không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì dựa vào báo cáo phân tích mẫu nước thải mà có những hình phạt tiền, đối với các cá nhân doanh nghiệp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.Nếu kết quả phân tích mẫu trên mức thông số bình thường 1.1 lần nhưng chưa đến mức độ độc hại thì tùy vào lượng nước thải đã thải ra môi trường sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại các Khoản 2 đến 7 Điều 13 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu hành vi xả nước thải ra môi trường có thông số vi phạm dưới 1.1 lần thì hình thức xử phạt là cảnh cáo1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)”. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
3.2 Xử phạt hành chính
– Hình phạt chính: Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Với hình thức phạt tiền, mức phạt tiền tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi hành vi vi phạm.
– Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:
+) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;
+) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.
Ví dụ: Một công ty có đăng ký kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mì tôm. Thì khi xả thải gây ô nhiễm và bị phạt tiền cũng như tước Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì mọi hoạt động sản xuất mì tôm của doanh nghiệp này phải dừng lại. Còn hoạt động mua bán vẫn sẽ được diễn ra một cách bình thường.
3.3 Xử phạt hình sự
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về “Tội gây ô nhiễm môi trường” thì các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể:
Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường:
Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm với các hành vi:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ trái quy định của pháp luật từ 3.000kg đến dưới 5.000kg.
– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.
– Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần.
– Xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.
– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ đến dưới 500.000m3/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg.
– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
– Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 2 lần đến dưới 4 lần.
Các hành vi vi phạm này nếu ở mức cao hơn có thể bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù 3-7 năm
– Số tiền phạt: Từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại).
– Tạm đình chỉ hoạt động: Thời hạn từ 06 tháng đến 36 tháng.
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Trong trường hợp doanh nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Như vậy, nhằm mục đích răn đe, mạnh tay hơn nữa xử lý các hành vi xả nước thải ra môi trường của doanh nghiệp, Bộ luật Hình sự mới nhất đã tăng mức tiền phạt của “Tội gây ô nhiễm môi trường”, tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ lên đến 3 tỷ đồng, tăng mức phạt tối đa lên tới 20 tỷ đồng. Với hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc như vậy, hi vọng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, chấp nhận đầu tư về chi phí và thời gian vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bài bản hơn. Giúp cho doanh nghiệp sẽ có ý thức hơn đối với việc xả thải chất thải ra môi trường. Từ đó, môi trường sẽ tốt hơn và sức khỏe của những người dân ở quanh khu công nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng xấu bởi chất thải công nghiệp.
Bài viết lên quan