Ngày 26/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025. Luật Quy hoạch đô thị 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14, Luật số 61/2020/QH14 và Điều 29 của Luật số 35/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 2024 gồm 05 chương, 59 Điều. Cụ thể, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn; quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 2024 quy định hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:
– Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Các loại quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
- Quy hoạch đô thị đối với thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn, đô thị mới;
- Quy hoạch nông thôn đối với huyện, xã;
- Quy hoạch khu chức năng đối với khu chức năng;
- Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương.
– Các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
– Quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới, huyện, xã và khu chức năng là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia được xác định trong quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương.
– Quy hoạch phân khu được lập cho các trường hợp sau đây:
- Khu vực theo yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy định trong đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I, đô thị loại II;
- Khu chức năng không phải là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, có quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy định;
- Khu vực cần phải lập quy hoạch phân khu để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Quy hoạch chi tiết được lập cho các trường hợp sau đây:
- Khu vực có quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, phát triển do Chính phủ quy định thuộc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt hoặc thuộc quy hoạch chung đã được phê duyệt trong trường hợp không thuộc quy định tại (5).
- Cụm công nghiệp; khu vực được xác định để đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai; khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được xác định, hình thành theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hoặc chương trình mục tiêu quốc gia khác.
– Đối với các ô phố, tuyến đường đáp ứng các điều kiện sau đây thì không lập quy hoạch chi tiết mà thực hiện lập thiết kế đô thị riêng, trừ trường hợp phải lập quy chế quản lý kiến trúc theo quy định của pháp luật về kiến trúc:
- Thuộc khu vực đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng của các lô đất, được định hướng bảo tồn, hạn chế phát triển và có quy hoạch phân khu đã được phê duyệt hoặc quy hoạch chung đã được phê duyệt trong trường hợp không thuộc quy định tại (5);
- Không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024.
Ngoài ra, Điều 10 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 2024 quy định kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:
– Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
- Kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
- Kinh phí của tổ chức được lựa chọn làm chủ đầu tư;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
– Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được sử dụng đối với các công việc sau đây:
– Khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Lập và điều chỉnh, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Quản lý nghiệp vụ công tác lập quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Công bố, công khai quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Lập báo cáo rà soát quy hoạch; tổ chức đấu thầu; tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch;
- Xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Công việc khác liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
File đính kèm:
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15.pdf
Bài viết lên quan