(Phóng sự phát thanh) Tăng cường đấu tranh hiệu quả với gian lận thương mại, thực phẩm bẩn

(Phóng sự phát thanh) Tăng cường đấu tranh hiệu quả với gian lận thương mại, thực phẩm bẩn

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn biến phức tạp, bám sát các chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công an, và của tỉnh, Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm.

      Nắm chắc tình hình địa bàn ngày 27/5, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra 1 kho đông lạnh tại xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, phát hiện hơn 25 tần thực phẩm gồm: mực, sách bò và chân gà đã bốc mùi hôi thối. Chủ hàng là Đồng Xuân Sáng, trú tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà khai nhận thu mua từ các nguồn trôi nổi, tập kết về bán kiếm lời. Ngoài việc xử phạt, cơ quan chức năng buộc Đồng Xuân Sáng phải chi trả toàn bộ chi phí tiêu hủy số thực phẩm bẩn trên theo quy định.

      Trực tiếp tham gia đấu, tranh triệt phá kho thực phẩm bẩn nói trên, Thiếu tá Nguyễn Thanh Hải, Đội phó Đội điều tra phòng ngừa án buôn lậu sản xuất hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh cho biết.

      Thiếu tá Nguyễn Thanh Hải, Đội ĐTPN án buôn lậu SX hàng giả, XPSHTT (điều tra phòng ngừa án buôn lậu sản xuất hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ), Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ninh: Tăng cường ct trinh sát; tập trung các tuyến địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới; các đường mòn lối mở mà các đối tượng dễ lên hàng, tập kết hàng; không để các nguồn hàng này luồn sâu vào nội địa đến tay người tiêu dùng.

      Là tỉnh có 2 tuyến biên giới trên bộ, trên biển, Quảng Ninh luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, kém chất lượng thẩm lậu vào nội địa.

      3 tuần thực hiện cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Công an toàn tỉnh bắt giữ, xử lý 13 vụ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong đó, đã khởi tố 1 vụ/5 bị can về hành vi buôn bán hàng giả…Thượng tá Bùi Duy Hưng, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết.

      Thượng tá Bùi Duy Hưng, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh: Các đối tượng càng ngày canh tinh vi, chúng tôi xác định phải hiệp đồng với các lực lượng. Chúng tôi đã tham mưu GĐ ban hành các kế hoạch chỉ đạo toàn lực lượng CAT, kiến quyết kiên quyết không để hình thành trên địa bàn các đường dây ổ nhóm… phát hiện đến đâu bắt giữ triệt để đến đấy.

          Hàng giả, thực phẩm bẩn có tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với nền sản xuất của xã hội, mà còn gây hệ quả vô cùng nghiêm trọng tới an toàn sức khỏe, sự phát triển của giống nòi. Hàng giả, theo Nghị định 98 của chính phủ  là sản phẩm sai bản chất, công dụng, hoặc chất lượng dưới 70% tiêu chuẩn công bố, bao gồm: Hàng hóa sai nguồn gốc, tên gọi, hoặc không có giá trị sử dụng như công bố; Thuốc, dược liệu, thuốc thú y, bảo vệ thực vật thiếu hoạt chất hoặc dưới 70% tiêu chuẩn;  Nhãn, bao bì, tem giả mạo thông tin nhà sản xuất, mã số, xuất xứ.

          “Hàng nhái” không được định nghĩa trong pháp luật, thường hiểu là sản phẩm không chính hãng, nhưng chỉ dùng thuật ngữ “hàng giả”.

          Theo Điều 12 Nghị định 98 của chính phủ: Phạt 2-50 triệu đồng, tùy giá trị hàng giả (dưới 3 triệu đến trên 30 triệu đồng) hoặc lợi nhuận (dưới 5 triệu đến trên 50 triệu đồng). Phạt gấp đôi với thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, xi măng, mũ bảo hiểm, sản phẩm nông nghiệp.

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) Bộ Công an đề xuất tội phạm về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng; phạt tù tăng từ tối thiểu một năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.

Thu Hương

(Chương trình phối hợp PBGDPL và truyền thông)

Để lại một bình luận