Từ ngày 17/2 đến 19/2, kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, xem xét và thông qua 04 Luật, 11 Nghị quyết quan trọng (05 nghị quyết và tiến hành công tác nhân sự để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; xem xét, thông qua 06 nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, cấp bách, cần thiết đối với một số dự án, công trình quan trọng). Trong đó, 04 Luật được thông qua bao gồm:
1. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 (Thay thế Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019)
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 gồm 5 Chương, 32 Điều. Theo đó, về vị trí, chức năng của Chính phủ, Luật quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 có hiệu lực từ 01/3/2025. Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14 và Luật số 20/2023/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Về điều khoản chuyển tiếp, trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa phù hợp với quy định của Luật này thì phải điều chỉnh thống nhất với quy định của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2025
Luật đã quy định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.
Ngoài ra, Luật đã sửa đổi quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, tiếp thu, chỉnh lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 68a.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/02/2025. Các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức theo Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định về việc kết thúc hoạt động.
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2025
Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 7 chương, 50 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025. Theo đó, Luật quy định tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cũng như quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương.
Luật cũng quy định nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Thẩm quyền quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2025
Luật được thông qua có bố cục gồm 9 chương với 72 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025.
Luật đã được chỉnh lý theo hướng đối với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì cơ quan trình vẫn phải đánh giá và nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh dự kiến quy phạm hóa chính sách (khoản 2 Điều 27) và đây là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án gửi phản biện xã hội, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình UBTVQH, Quốc hội (các điều 33, 34, 37, 39); đồng thời, bổ sung quy định trước khi biểu quyết thông qua, nếu bổ sung chính sách mới thì cơ quan trình có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách đó (khoản 3 Điều 29).
VỀ CÁC NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT, ĐẶC THÙ, CÁC NỘI DUNG QUAN TRỌNG, CẤP BÁCH, CẦN THIẾT KHÁC
1. Căn cứ kết quả đạt được của năm 2024, tình hình dự áo năm 2025 và đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; trong đó, đã đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện, bao gồm: (i) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; (ii) Tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; (iii) Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế; (iv) Đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; (v) Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến…
2. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030. Nghị quyết gồm 04 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày Quốc hội thông qua (ngày 19/02/2025), quy định các cơ chế, chính sách đặc biệt về thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cấpkinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ; khoán chitrong thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng ngân sách trung ương triển khai các nền tảng số dùng chung và ch định thầu các dự án chuyển đổi số; chính sách phát triển các tuyến cáp viễn thông kết nối quốc tế trên
biển do doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia góp vốn hoặc là chủ đầu tư;thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp; hỗ trợ tài chính xây dựng nhà máy đầu tiên để phục vụ nghiên cứu, đào tạo vàsản xuất chip bán dẫn…
3. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự ánđầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng để triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; tạo tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác; góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Dự án có điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (t nh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng); chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km; chiều dài các tuyến nhánh khoảng 27,9 km; đi qua địa phận 09 t nh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Sơ ộ tổng mức đầu tư của Dự án là 203.231 tỷ đồng; đầu tư mới toàn tuyến đường đơn, khổ 1.435 mm; vận chuyển chung hành khách, hàng hóa; tốc độ thiết kế 160 km/h đối với tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng, tốc độ thiết kế 120 km/h đối với đoạn qua khu vực đầu mối thành phố Hà Nội, tốc độ thiết kế 80 km/h đối với các đoạn tuyến còn lại.
4. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố, qua đó đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng, góp phần tái cơ cấu cácphương thức vận tải đô thị bền vững, hài hòa, hợp lý. Nghị quyết gồm 11 điều, trong đó có một số nội dung như: (i) Thủ tướng Chính phủ được quyết định mức tối đa ố trí cho mỗi thành phố từ kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn
ngân sách trung ương ổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án; (ii) Dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thôngcông cộng (sau đây gọi là TOD) được thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết
định đầu tư dự án mà không phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủtrương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan; (iii) Căn cứ quy hoạch khu vực TOD được phê duyệt, Ủy ban nhân dân hai thành phố được quyết định việc chuyển
nhượng ch tiêu sử dụng đất quy hoạch giữa các dự án, công trình trong khu vực TOD; (iv) Quy định về việc khai thác khoáng sản nhóm IV và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc khoáng sản nhóm III theo quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản; quy định về ãi đổ chất thải rắn xây dựng và tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước phục vụ các dự án đường sắt đô thị, công trình đường sắt đô thị thuộc dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD…
5. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế 2 con số trong những năm tới, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nghị quyết gồm 05 điều, quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu
tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho t nh Ninh Thuận để thực hiện Dự án, cụ thể như: (i) Triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư; (ii) Lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu; (iii) Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật do đối tác thực hiện đề xuất áp dụng; (iv) Giao Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép áp dụng các định mức, đơn giá trên cơ sở đàm phán với đối tác thực hiện Dự án; (v) Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thông qua, phê duyệt nội dung liên quan; (vi) Không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; (vii) Không phải thực hiện thủ tục điều ch nh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản…
6. Ngoài ra, Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ – Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; một số cơ chế, giải pháp cấp bách cần thiết để triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới Trụ sở làm việc cơ
quan Chủ tịch nước.
File đính kèm:
Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2025.pdf
Nghị quyết số 178/2025/QH15 về tổ chức các cơ quan của Quốc hội
Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Bài viết lên quan